Nước vo gạo
Thớt thái thực phẩm có mùi tanh nên đem ngâm trong nuớc vo gạo còn thừa, sau đó dùng nuớc muối xát rửa, tiếp tục dùng nước nóng rửa để khử hết mùi tanh khó chịu.
Muốn dao, muỗng, nĩa... biến mất những vết rỉ sét hãy ngâm vào nước gạo trong vài giờ.
Chén, bát, đĩa... bằng sành sứ nếu dính bẩn khó rửa có thể dùng bàn chải tẩm với thuốc đánh răng để làm sạch.
Vật dụng khác
Vật dụng bằng pha lê khi bị vấy bẩn, hãy dùng khăn mềm chà sạch với nước có pha xà bông. Tránh dùng bất kỳ loại hóa chất nào để chùi rửa. Đặc biệt với loại pha lê khảm mạ vàng, cần sử dụng nhẹ tay để tránh làm tróc lớp mạ vàng vì khi tróc lớp mạ vàng vật dụng sẽ mất đi vẻ đẹp.
Vật dụng bằng sứ bị vết cháy sém đen khó tẩy, hãy đem ngâm nước cho ngập chỗ bị cháy. Sau đó, cho ít muối ăn vào, đun nóng và ngâm vật dụng ngập trong nước, cuối cùng đem rửa lại.
Vật dụng bằng thủy tinh dùng lâu ngày có vết dầu làm bẩn, hãy dùng giấm hòa chung với muối để tẩy sạch.
Vật dụng bằng đồng sử dụng lâu thường bị đen và giảm độ bóng. Bạn hãy dùng mật ong thoa lên vật dụng và dùng vải đánh sạch. Dùng giấy bạc thuốc lá hoặc mùn cưa cho vào một 1 ít muối để làm bóng vật. Nếu có gỉ đồng màu xanh, có thể dùng ít nước cốt trái chanh hòa chung ít muối để chùi cho bóng trở lại.
Vật dụng bằng inox bị bẩn, bạn hãy dùng giấm thoa lên vết bẩn.
Vật dụng bằng gỗ nhà bếp rất khó rửa, vì thế bạn hãy thoa dung dịch thuốc tẩy vào chỗ cần rửa, ngâm một ngày đêm. Hôm sau dùng nước rửa sạch lại, vết bẩn sẽ không còn.
Vật dụng bằng nhôm như: ấm. nồi, chậu... muốn sáng bóng, hãy dùng mai mực để xoa rửa. Chỉ cần xoa nhẹ vài lần vật dụng sẽ sang bóng như mới mà không làm trầy xước.
Màn nhà bếp khi bị bẩn thường khó giặt. Bạn hãy dùng bột giặt và đầu của mẩu thuốc lá hòa chung vào nước để giặt. Do trong đầu thuốc lá có lượng nicotine nên giúp loại bỏ một số vi sinh vật bám vào màn cửa.
Theo Thùy Như
Văn hoá nghệ thuật ăn uống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét